TS Cấn Văn Lực: Cần có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản"

TS Cấn Văn Lực: Cần có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản"
(Dân trí) - Theo chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực, Bộ Tài Chính cần phối hợp Bộ Xây dựng để có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản".

Phát biểu tại hội nghị bất động sản diễn ra sáng nay, TS Cấn Văn Lực cho rằng, Thị Trường Bất Động Sản hiện nay có hiện tượng "bất thường", bởi kinh tế vĩ mô rất tốt nhưng Thị Trường Bất Động Sản lại gần như "đóng băng" và rõ ràng là có điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Theo ông, nhiều nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của Thị Trường Bất Động Sản hiện nay. Thứ nhất, theo xu hướng điều chỉnh chung của Thị Trường Bất Động Sản thế giới và Việt Nam sau hơn 2 năm tăng trưởng khá nóng (giá bất động sản thế giới tăng khoảng 10-20% và của Việt Nam tăng khoảng 20-50%).

Thứ hai, vướng mắc về pháp lý chưa được giải quyết kịp thời. Thứ ba, nguồn vốn rõ ràng bị thu hẹp hơn trong năm vừa qua.

Thứ tư, nhiều vụ việc vi phạm liên tiếp xảy ra khiến cho niềm tin nhà đầu tư bị giảm sút, thanh khoản thị trường giảm nhanh. Cuối cùng là liên quan đến quan hệ cung cầu khiến cho việc giá cả chưa hợp lý.

ts-can-van-luc-can-co-huong-dan-quot-doi-trai-phieu-lay-bat-dong-san-quot-1

TS Cấn Văn Lực cho rằng, Thị Trường Bđs hiện nay có hiện tượng "bất thường" (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Trên cơ sở đó, TS Cấn Văn Lực nêu ra một số kiến nghị quan trọng. Đơn cử như, Nhà nước không nhất thiết phải dùng tiền ngân sách để hỗ trợ, giải cứu mà dùng cơ chế, chính sách và vốn đối ứng, nhất là vốn mồi (chủ yếu đối với nhà ở xã hội). Thêm nữa, Thị Trường Bất Động Sản cũng như thị trường tài chính, cần tiến tới minh bạch thị trường và chuyên nghiệp hơn.

Về những giải pháp trước mắt, theo TS Lực, Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành, địa phương cần giải quyết dứt điểm những vụ việc vừa qua để bảo đảm lấy niềm tin của thị trường và nhà đầu tư; sớm sửa đổi các nghị định, thông tư trong thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là liên quan đến chuyển nhượng dự án, xác định tiền thuê đất, định giá đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch nhà ở xã hội.

Vấn đề nữa là Thủ tướng cần chỉ đạo điều tiết quan hệ cung - cầu, và muốn như thế phải có thông tin dữ liệu. Đây là vấn đề quan trọng với thị trường. Đối với Ngân hàng Nhà nước, cân nhắc sớm cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng ngay trong tháng này để tổ chức tín dụng chủ động triển khai thực hiện sớm.

Kiến nghị tiếp là kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cách điều chỉnh lại hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản. Bộ Xây dựng cần là đầu mối để phân khúc bất động sản theo các phân khúc khác nhau như nhà ở xã hội, nghỉ dưỡng... Cân nhắc điều chỉnh Thông tư 16, Thông tư 22 và khi sửa Thông tư 39 theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn đối với trái phiếu doanh nghiệp và cho vay góp vốn, tài trợ chuyển nhượng dự án. Cân nhắc cho phép cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ với thời hạn, đối tượng phù hợp.

Đối với Bộ Tài chính, sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; nên có hướng dẫn khuyến khích doanh nghiệp phát hành ra công chúng; phối hợp Bộ Xây dựng có hướng dẫn "đổi trái phiếu lấy bất động sản". Đây là một giải pháp mà Trung Quốc đã làm tốt. Vì vậy, Bộ cần có hướng dẫn để nhất quán thực hiện, tránh xung đột, tranh chấp sau này.

Đối với Bộ Xây dựng, Tổ công tác sớm báo cáo trình Chính phủ về những vướng mắc chính yếu nhất đối với thị trường, dự án bất động sản với giải pháp đồng bộ, khả thi và có ưu tiên cụ thể, trong đó sớm trình một nghị định sửa nhiều nghị định.

TS Cấn Văn Lực cũng kiến nghị, sớm phân loại, phân khúc bất động sản theo 5 phân nhóm khác nhau để Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính có cơ sở áp dụng hệ số rủi ro. Kịp thời ban hành những định mức chi phí xây dựng.

Đối với các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản, TS Cấn Văn Lực cho rằng, cần nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn. Đồng thời, tăng cường tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là quyết liệt cơ cấu lại, tiết giảm chi phí.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn vốn. Đặc biệt, xem xét có phương án cụ thể, quyết liệt để giải quyết căng thẳng thanh khoản khi các trái phiếu đáo hạn. Một số phương án như doanh nghiệp có thể phải bán tài sản, kể cả chấp nhận mức chiết khấu cao, 30-40% để tạo thanh khoản, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với trái chủ.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để có thể sớm triển khai Nghị định 65 sửa đổi được ban hành.


Tin Mới

Sửa luật để phát triển nhà ở xã hội

Sửa luật để phát triển nhà ở xã hội

Việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NOXH) cho công nhân khu công nghiệp là giải pháp cần thiết nhằm phục hồi...

Giá nhà phố, biệt thự tăng vọt

Giá nhà phố, biệt thự tăng vọt

Quý II, dù dịch bệnh bùng phát, giá nhà liền thổ tại quận 2, 7, 9, Gò Vấp và Nhà Bè vẫn leo thang 13-20% so với cùng...

Nhiều dự án

Nhiều dự án

(Dân trí) - Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp để các địa phương khẩn trương xác...

Tham quan căn hộ mẫu VinCity Sportia – Tây Mỗ Đại Mỗ

Tham quan căn hộ mẫu VinCity Sportia – Tây Mỗ Đại Mỗ

Ngày 23/12 vừa qua, chủ đầu tư Vingroup đã chính thức mở cửa khu căn hộ mẫu dự án VinCity Sportia Tây Mỗ – Đại...

Người mua nhà 'đòi' quyền lợi - Bài 1: 'Gian truân' chờ bàn giao nhà ở xã hội

Người mua nhà 'đòi' quyền lợi - Bài 1: 'Gian truân' chờ bàn giao nhà ở xã hội

Để có chỗ an cư, nhiều người dân tại Tp. Hồ Chí Minh phải chắt chiu, dành dụm tiền bạc mua nhà ở xã hội. Có...

Mèo thần tài có quy tắc tay trái tay phải, đặt sai đừng hỏi sao làm ăn mãi chưa giàu

Mèo thần tài có quy tắc tay trái tay phải, đặt sai đừng hỏi sao làm ăn mãi chưa giàu

Mèo thần tài có nguồn gốc từ Nhật Bản với tên nguyên bản là Maneki Neko....

091 288 88 12