Hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Hữu Chính, công nhân làm việc tại Khu Chế xuất Linh Trung, Thủ Đức, luôn mơ ước có một ngôi nhà nhỏ. Tuy nhiên, hai vợ chồng đều làm công nhân nên phải thuê nhà trọ ở. Bao nhiêu năm làm việc đều tích cóp tiền mua nhà, dù là NƠXH. Thế nhưng, tình hình dịch COVID-19 vừa qua khiến hai vợ chồng anh phải lấy tiền gom góp chi trả khoảng thời gian thất nghiệp. Đến nay, tiền mua nhà cũng chỉ là mơ ước.
Mặt khác, việc tiếp cận mua NƠXH cũng không dễ dàng gì với vợ chồng anh Nguyễn Hữu Chính.Nguyên nhân, do thu nhập và điều kiện của 2 vợ chồng anh không đủ điều kiện vay ngân hàng, trong khi đó giá cả nhà đất không ngừng gia tăng nên ước mơ có căn nhà của riêng bao năm nay của vợ chồng anh vẫn chưa thể thành hiện thực.
Tương tự, chị Lê Thị Hòa, công nhân làm tại công ty Pouyuen, hiện đang ở trọ ở quận Tân Bình, mưu sinh ở TP Hồ Chí Minh hơn 7 năm thì có 5 lần chị phải chuyển nhà trọ vì giá nhà trọ tăng từng ngày. Hiện gia đình chị Hòa đang ở trọ trong căn phòng chỉ 12m2 để có thể tích cóp đủ tiềnmua NƠXH.
Chị Lê Thị Hòa cho biết: “Gia đình tôi đang thuê một phòng trọ tại quận Tân Bình với giá 2,5 triệu đồng tháng. Dù tiết kiệm nhiều chi phí nhưng chúng tôi vẫn chưa đủ tiền để mua NƠXH. Sau khi nghe công ty thông báo, công ty đang chuẩn bị xây nhà ở lưu trú cho công nhân nên cả nhà tôi mong sao dự án sớm được hoàn thiện để chúng tôi có thể tiết kiệm chi phí, có thể mua được NƠXH theo chính sách của nhà nước”.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, năm 2020, nhà lưu trú cho công nhân, NLĐ tại doanh nghiệp trong các KCX, KCN, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và lao động trong các DN trên địa bàn đáp ứng chưa đến 17% nhu cầu. Như vậy, hơn 83% NLĐ phải cư trú trong nhà trọ ngoài KCN với tiêu chuẩn nhà ở chưa đảm bảo.
Vì vậy, UBND TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, dự kiến tăng ít nhất 50 triệu m² diện tích sàn nhà ở. Trong đó, NƠXH tăng khoảng 2,5 triệu m², diện tích NƠXH cho thuê phấn đấu đạt tối thiểu 500.000m² sàn, chiếm 20% diện tích NƠXH. Diện tích đất để xây dựng NƠXH khoảng 173,5 ha. Riêng năm 2022, NƠXH trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng 46.300 m² sàn xây dựng với nhu cầu đầu tư 698 tỷ đồng.
Tháo gỡ từ thủ tục hành chính
Thực tế, vừa qua có không ít doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nỗ lực tạo quỹ nhà cho công nhân, NLĐ. Ví dụ, quận Bình Tân hiện có hơn 800.000 dân (khoảng 50% là dân nhập cư), trong đó công nhân, NLĐ chiếm khoảng 300.000 người. Nhu cầu nhà ở, nhất là NƠXH dành cho công nhân, NLĐ là rất lớn. Theo đó, thời gian qua quận tập trung phát triển các dự án NƠXH, nhà lưu trú dành cho công nhân, NLĐ. Đến nay, toàn quận có 87 dự án khu dân cư, nhà ở phát triển mới, trong đó có 74 dự án đã và đang triển khai. Tại một số khu công nghiệp (KCN) lớn ở quận còn bố trí 6 vị trí quy hoạch xây dựng các khu NƠXH, khu lưu trú cho công nhân.
Hiện quận Bình Tân còn 7 dự án với hơn 4.000 căn hộ đang và chưa triển khai đầu tư xây dựng do vướng thủ tục là dự án như khu lưu trú công nhân thuộc KCN Tân Tạo mở rộng (gần 1.600 căn hộ); khu lưu trú công nhân tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam với diện tích hơn 12.600m², dự kiến xây dựng 10 tầng… Nếu các dự án này sớm triển khai và đưa vào sử dụng sẽ giải quyết một phần nhu cầu về NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, NLĐ ở quận.Trong khi đó, tại thành phố Thủ Đức đã xây dựng một số dự án nhà ở và sớm đưa vào sử dụng. Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, địa phương đã khởi công xây dựng dự án NƠXH tại phường Long Trường diện tích 1,43 ha, quy mô 726 căn hộ; dự án NƠXH dành cho công nhân ở khu đất có diện tích hơn 20.900 m2 với hơn 1.000 căn hộ (gần KCN Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi). Ngoài ra, UBND thành phố Thủ Đức đã có văn bản xin chủ trương quy hoạch 3 vị trí làm khu lưu trú công nhân tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 90ha, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hơn 80.000 người. Thành phố Thủ Đức cũng tiếp tục phối hợp với các KCN trên địa bàn, rà soát quỹ đất công, quỹ đất quy hoạch chưa khả thi để đầu tư xây dựng NƠXH cho công nhân.
Ông Vũ Chí Kiên, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết,để có quỹ đất sạch và thu hút được các nhà đầu tư tham gia xây dựng NƠXH, thành phố cần phải có kinh phí lớn để bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với các nhà quản lý, cần điều chỉnh cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân, NLĐ phù hợp quy luật cung - cầu, hiệu quả. Về lâu dài, TP Hồ Chí Minh cần hỗ trợ thủ tục pháp lý để chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án NƠXH và có biện pháp xử lý chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện để tăng tính răn đe.
Là doanh nghiệp đang triển khai dự án NƠXH nhưng bị vướng thủ tục, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, cách điều tiết NƠXH như hiện nay đang có những bất cập, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án trung cấp và cao cấp tại khu vực trung tâm. Ví dụ, một dự án chỉ có 2 ha đất tại thành phố Thủ Đức, chủ đầu tư đã phải bồi thường giá cao, trong khi tiền đất được khấu trừ cho quỹ đất NƠXH theo đơn giá nhà nước. Theo đó, tiền chênh lệch đền bù doanh nghiệp sẽ phải gánh, điều này chắc chắn dẫn tới giá nhà thương mại sẽ đội lên cao.
"Mặt khác, khi đầu tư dự án, doanh nghiệp thường chủ động tự đi mua đất phát triển dự án và lẽ ra được quyền tự do kinh doanh phù hợp theo quy định, không làm những điều pháp luật cấm, trong khi chính sách điều tiết NƠXH buộc doanh nghiệp phải bố trí quỹ đất làm NƠXH, như vậy là có phần khiên cưỡng", ông Trần Quốc Dũng chia sẻ.
Vì vậy, ông Trần Quốc Dũng khuyến nghị, đối với các khu đất do chủ đầu tư tự tạo lập thì cho phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án bố trí đất phát triển NƠXH tại khu vực phù hợp mà không phân biệt quy mô khu đất, dự án.
Giá đất tại Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đang ghi nhận mức giá chỉ bằng 60% thời điểm năm 2018, thậm chí có nơi được...
Theo phong thủy, cây trường sinh mang đến tiền tài, sức khỏe và may mắn cho cả gia đình. Đây là loại cây đại diện...
Nguồn cung nhà đất tại Hà Nội sẽ khá ổn định với mức giá chỉ tăng khoảng từ 1-2%, với TPHCM giá có thể tăng...
1. Đôi nét về cây tùng la hán...
Theo nhận định của các chuyên gia, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định mới, tích cực, nhưng vẫn...