Nhà giá rẻ “bặt vô âm tín”

Nhà giá rẻ “bặt vô âm tín”
Thời điểm cuối năm 2020 và đầu 2021, thị trường bất động sản Hà Nội đã đón nhiều dự án chung cư mới, tuy vậy trước thực tế đại đa số người dân đang “khát” nhà giá rẻ thì nguồn hàng mới này vẫn tập trung chính ở phân khúc căn hộ cao cấp. Với phần đông người dân đô thị có thu nhập trung bình và thấp như hiện nay, những căn hộ giá rẻ (khoảng 1 tỷ đồng) mới có thể đáp ứng được khả năng chi trả.

Thời điểm cuối năm 2020 và đầu 2021, Thị Trường Bất Động Sản Hà Nội đã đón nhiều dự án chung cư mới, tuy vậy trước thực tế đại đa số người dân đang “khát” nhà giá rẻ thì nguồn hàng mới này vẫn tập trung chính ở phân khúc căn hộ cao cấp. Với phần đông người dân đô thị có thu nhập trung bình và thấp như hiện nay, những căn hộ giá rẻ (khoảng 1 tỷ đồng) mới có thể đáp ứng được khả năng chi trả.

nha-gia-re-bat-vo-am-tin-1
Nguồn cung nhà giá rẻ đang thiếu trầm trọng so với nhu cầu của người dân hiện nay

Tuy nhiên, gần 2 năm trở lại đây, việc tìm mua nhà ở có mức giá này ngày càng khó khăn như “tìm kim đáy bể”. Điều này cho thấy sự thiếu hụt trầm trọng của phân khúc nhà giá rẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân.

Thiếu nhà giá rẻ

Anh Nguyễn Thanh Phúc (phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, dành dụm được một khoản tiền, vợ chồng anh quyết định đi tìm mua nhà từ giữa năm 2019 khi sinh bé thứ 2. Với tầm tiền vừa phải, vợ chồng anh có nhu cầu mua một căn hộ mức giá khoảng 1 tỷ đồng, thế nhưng suốt một thời gian dài không thể tìm được, do không có dự án nào có mức giá đó. Bước sang năm 2020, vừa do ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời cũng không tìm được dự án nào có giá nhà hợp lý. Do vậy, sát Tết vừa rồi, vợ chồng anh đã đã quyết định mua mảnh đất tại đường Hòa Bình (phường Yên Nghĩa, Hà Đông) để xây nhà cấp 4 ở.

“Giá đất tại khu vực Yên Nghĩa cũng tương đương với giá bán căn hộ giá rẻ đã qua sử dụng. Mua căn hộ đã qua sử dụng nếu muốn bán lại sẽ không dễ dàng nên tôi đã chọn giải pháp mua đất mặc dù phải thêm chi phí để xây dựng”, anh Phúc chia sẻ.

Từ cuối năm 2020 đến nay, một loạt dự án mới mở được đưa giới thiệu ra thị trường, phân khúc nào cũng có, chỉ thiếu mỗi phân khúc nhà giá rẻ. Đơn cử như một dự án chung cư mới được giới thiệu trên thị trường thời gian gần đây là BRG Diamond Residence của BRG Group, tại số 25 Lê Văn Lương (Thanh Xuân). BRG Diamond Residence được định vị là dòng sản phẩm hạng sang với 2 tòa tháp cao 35 tầng (5 tầng hầm), gồm 662 căn hộ với khoảng giá 60- 70 triệu đồng/m2.

Cùng thời điểm, một dự án hạng sang được quảng cáo là Grandeur Palace - Giảng Võ tọa lạc tại 138B đường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) của chủ đầu tư Văn Phú – Invest. Dự án là tòa tháp cao 22 tầng, với hơn 140 căn hộ có diện tích từ 77,6-153,8 m2, giá bán từ 80-100 triệu đồng/m2. Một dự án căn hộ hạng sang khác được chào bán trên thị trường thời điểm này là Hateco Laroma (số 4A Huỳnh Thúc Kháng kéo dài). Dự án là tổ hợp căn hộ cao cấp - trung tâm thương mại - Văn phòng hạng A cao 30 tầng với khoảng 300 căn hộ, diện tích từ 88m2 – 121m2, khoảng giá phổ biến từ 62-72 triệu đồng/m2.

Vừa bước sang năm 2021, thị trường đón thêm một dự án căn hộ khác là Bình Minh Garden. Tọa lạc tại 93 Đức Giang (Long Biên), dự án được thiết kế hình chữ U cao 25 tầng và 3 tầng hầm, gồm 494 căn hộ có diện tích 73-104m2, gồm 2 hoặc 3 phòng với khoảng giá 30 triệu đồng/m2. Với dự án này, căn hộ nhỏ nhất cũng đã có giá hơn 2 tỷ đồng.

Không khó nhận ra lượng dự án hạng sang, trung - cao cấp tung ra thị trường giai đoạn này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Nhà giá rẻ, nhà thu nhập thấp vẫn “bặt vô âm tín”. Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, năm 2020, tổng căn hộ mới chào bán trên thị trường Hà Nội là 16.350 sản phẩm. Trong đó, căn hộ bình dân chỉ chiếm 12,5% nguồn cung, một con số quá nhỏ nhoi so với lực cầu nhà giá rẻ chiếm đến 80% dân số.

Giải pháp nào để đa số người dân có nhà ở?

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho biết, từ năm 2016 đến nay có 1.040 dự án xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, bao gồm 507 dự án nhà ở xã hội độc lập và 533 dự án nhà ở xã hội được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị. Trong đó, đã hoàn thành 248 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 103.500 căn, tổng diện tích đã hoàn thành hơn 5,1 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 216.500 căn, với tổng diện tích khoảng 10,8 triệu m2.

Như vậy, với tổng diện tích hơn 5,1 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng mới chỉ đạt được khoảng 41,4% so với mục tiêu 12,5 triệu m2 nhà ở đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, những doanh nghiệp phát triển nhà bình dân của Nhà nước mới chỉ đáp ứng được 15% nguồn cung nhà ở cho dân nhập cư. Còn lại người dân phải tự lo và những đối tượng này rất cần nhà ở thương mại giá rẻ, loại 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn. Nguồn cung nhà giá rẻ không thấm vào đâu so với nhu cầu lên đến hàng triệu căn.

“Nhà giá rẻ là phân khúc duy nhất chưa bao giờ gặp khủng hoảng, tuy tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp cực thấp nhưng thanh khoản luôn ổn định nhất thị trường. Hiện nay, đa số các dự án vẫn là ở phân khúc trung bình và trên trung bình, nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm. Nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp ở các đô thị hiện được dự báo là 1 triệu căn, trong khi hiện tại mới chỉ đáp ứng hơn 10 nghìn căn/năm”, GS Đặng Hùng Võ cho hay.

Trước thực trạng trên, nhằm khuyến khích loại hình nhà ở này phát triển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị Trường Bất Động Sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu một số nhóm giải pháp để thúc đẩy nhà giá rẻ, đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp hiện nay tại khu vực đô thị.

Theo ông Khởi, đầu tiên là về quy hoạch, bố trí quỹ đất. Các địa phương khi rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở phải xác định rõ chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, xác định danh mục các dự án. Tiếp đó là giải pháp về giá bán. Giá bán nhà ở xã hội cần được xem xét, điều chỉnh trong từng thời kỳ phụ thuộc theo sự biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ có những điều chỉnh về thủ tục đầu tư xây dựng. Từ đó sẽ tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp tham gia vào phát triển phân khúc nhà ở này”, ông Khởi cho biết.

Theo CAND


Tin Mới

Cuộc đua thâu tóm quỹ đất sẽ thay đổi diện mạo thị trường nhà ở

Cuộc đua thâu tóm quỹ đất sẽ thay đổi diện mạo thị trường nhà ở

Các chuyên gia nhận định, đại dịch COVID-19 bùng nổ đã đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng mang lại cơ...

Những cách đặt cửa sổ sai lầm dễ ảnh hưởng tới phong thủy nhà

Những cách đặt cửa sổ sai lầm dễ ảnh hưởng tới phong thủy nhà

Theo phong thủy, nếu đặt cửa sổ sai cách sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người...

Làm việc ở khu vực nào mua chung cư Vincity Sportia?

Làm việc ở khu vực nào mua chung cư Vincity Sportia?

Làm việc ở quận nào nên mua căn hộ chung cư Vincity Sportia Đại Mỗ – Tây Mỗ? Đây là băn khoăn của rất nhiều...

Những loại cây nghe tên đã thấy giàu, đặt bàn làm việc giúp thêm may mắn

Những loại cây nghe tên đã thấy giàu, đặt bàn làm việc giúp thêm may mắn

Để chọn được cho mình cây cảnh để bàn phù hợp, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố, ví dụ như màu sắc, kích...

Căn hộ cho thuê 'đứng hình' trong mùa dịch

Căn hộ cho thuê 'đứng hình' trong mùa dịch

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá cho thuê chung cư giảm 5%, còn giá cho thuê nhà riêng giảm 6% từ sau Tết đến nay....

Chính thức có quy chuẩn mới về nhà chung cư, tiếp tục cho xây căn hộ 25m2

Chính thức có quy chuẩn mới về nhà chung cư, tiếp tục cho xây căn hộ 25m2

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 03/2021 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, các vấn đề kỹ thuật, diện...

091 288 88 12