“Thị trường tài chính, Thị Trường Bđs và tăng trưởng kinh tế giống như 3 chân kiềng, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong dự báo thế giới có thể rơi vào nguy cơ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Vậy với tư cách là cơ quan chức năng quản lý Thị Trường Bđs, Bộ trưởng dự báo về xu thế phát triển Thị Trường Bđs ở Việt Nam thời gian tới như thế nào? Bộ trưởng dự kiến có những giải pháp ra sao để khắc phục những tồn tại, khó khăn, thúc đẩy phát triển Thị Trường Bđs trong thời gian tới?”, ĐBQH Hoàng Văn Cường đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Văn Cường về dự báo về Thị Trường Bđs, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Hiện nay, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS vẫn còn một số bất cập; cơ cấu sản phẩm BĐS còn chưa phù hợp, phổ biến là BĐS ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp; còn BĐS du lịch có biểu hiện dư thừa; cơ cấu nguồn lực cho thị trường này còn bất hợp lý.
“Trong khi đó, nguồn vốn vay của Thị Trường Bđs chủ yếu dựa từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án. Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường”, “tư lệnh” ngành Xây dựng trăn trở.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận: Giao dịch BĐS chưa minh bạch, hiện tượng "hai giá", tức là kê khai thấp hơn giá giao dịch thực để trốn thuế trong giao dịch kinh doanh BĐS còn khá phổ biến. So với thu nhập của người dân hiện nay, giá BĐS, đặc biệt nhà ở, đất ở liên tục tăng cao. Thời gian tới, Bộ Xây dựng dự báo Thị Trường Bđs tiếp tục khó khăn, nguồn cung tiếp tục bị hạn chế. Cơ cấu hiện có cải thiện nhưng còn hạn chế. Các phân khúc như: Nhà ở xã hội, nhà giá rẻ nhu cầu còn lớn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ khó khăn, kiểm soát cơ cấu BĐS, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp BĐS làm ăn đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngành Xây dựng sẽ kiểm soát phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán; tháo gỡ khó khăn vưỡng mắc, đầu tư đất đai, tạo nguồn cung trên thị trường.
Đề cập về Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được Bộ Xây dựng trình Thủ tướng phê duyệt, ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) băn khoăn về nguồn ngân sách để hiện thực hóa Đề án này, đặc biệt trong bối cảnh nhà ở xã hội hiện không hấp dẫn doanh nghiệp. “Trách nhiệm và giải pháp của Bộ Xây dựng trước tình trạng một số doanh nghiệp khi lập dự án nhà ở xã hội nhưng chuyển đổi sang nhà ở thương mại để bán, ĐBQH Đỗ Chí Nghĩa nêu câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phiên chất vấn chiều 3/11.
Trả lời vấn đề, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng: Nhu cầu nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp còn rất lớn, việc triển khai thực hiện trên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu này. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã xây dựng Đề án này bao gồm nhiều gói giải pháp từ xây dựng pháp luật, tổ chức triển khai thực hiện cho đến huy động nguồn lực. Bộ trưởng Bộ Xây dựng kỳ vọng cùng với sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, Đề án này có thể đảm bảo tính khả thi.
"Để chuyển đổi từ nhà ở xã hội sang nhà ở thương mại cần đáp ứng nhiều điều kiện như: Đảm bảo quy hoạch, đảm bảo phù hợp chương trình kế hoạch phát triển nhà ở và phù hợp với quy định pháp luật có liên quan", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết.
Theo Bộ Xây dựng, nhà ở xã hội hiện mới đạt 36% so với nhu cầu; đạt 7,79 triệu m2 so với yêu cầu 12 triệu m2. Trong khi đó, việc phát triển nhà ở xã hội còn gặp nhiều khó khăn về quy định pháp luật, đặc biệt Luật Nhà ở và Luật khác có liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư, giá nhà ở xã hội, chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư, quy định nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% cho thuê...Việc bố trí nguồn vốn xây nhà xã hội cũng gặp khó khăn khi mới đáp ứng được 35% yêu cầu.Ngoài ra, một số địa phương chưa thực sự quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, nhà công nhân nên chưa đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất; chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật quanh khu vực làm nhà ở xã hội và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia xây nhà ở xã hội.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Các cơ quan sẽ tập trung triển khai đề án phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.
Theo Bộ Xây dựng, số liệu tổng hợp về nhà ở từ hơn 40 địa phương cho thấy, nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 2,6 triệu căn hộ và mục tiêu hoàn thành cho giai đoạn này là khoảng 1,8 triệu căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu về NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp khoảng 1,3 triệu căn và mục tiêu các địa phương đặt ra là hoàn thành khoảng 700.000 căn (đáp ứng khoảng 54% nhu cầu).
Sang giai đoạn 2025 - 2030, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp khoảng 1,3 triệu căn và mục tiêu các địa phương đặt ra là hoàn thành khoảng 1,1 triệu căn (đáp ứng khoảng 85% nhu cầu).
Theo HoREA, Sở TN&MT TP.HCM hiện còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được...
Hoa cây cảnh nội thất giúp cho không gian trở nên hài hòa, cân đối, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống,...
Vị trí đặt bàn thờ này có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, con cái không hiếu thuận, người giúp...
Theo dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin mua bán bất động sản số 1 Việt Nam), mức độ quan tâm đến các...
Cửa chính là vị trí quan trọng trong phong thủy nhà ở, quyết định việc hút tài lộc, mang điềm lành may mắn cho gia...
Khu dân cư quy mô lớn đến hơn 100 ngàn m2 nhưng đoàn thanh tra Sở Xây dựng không thể liên lạc được với chủ đầu tư....