Chỉ số giá nhà ở tại TP Hồ Chí Minh là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý và Nhà Bè tăng 5% theo quý.
Riêng trong quý III/2022, tỷ lệ hấp thụ tại thị trường TP Hồ Chí Minh đạt 15% giảm âm 54 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 1 điểm phần trăm theo năm. Sự sụt giảm đáng kể có nguyên nhân từ việc giá sơ cấp tăng cao, niềm tin của người mua nhà giảm bởi việc lãi suất tăng và kiểm soát tín dụng chặt chẽ.
Nguồn cung nhà ở hạng B chiếm 54% nguồn cung sơ cấp với giá cao nhất là 10 tỷ đồng/căn. Dòng sản phẩm hạng A chiếm 23% nguồn cung sơ cấp với mức giá lên tới 30 tỷ đồng/căn.
Tương tự, tại Hà Nội, chỉ số này cũng ghi nhận đà tăng với 8 điểm theo quý, đạt mức 126,1 điểm. Như vậy, trong 12 quý liên tiếp đều duy trì đà tăng này và cao hơn 21% so với mức đáy 104,1 điểm tại quý III/2019. Giá bán trung bình đạt ngường 37 triệu đồng/m2, tăng 8% theo quý do có một số dự án mới gia nhập thị trường và 65% các dự án mở bán tăng giá.
Phân tích của Savills cho thấy, nguồn cung hạn chế, chất lượng được cải thiện và chi phí xây dựng gia tăng đã thúc đẩy giá nhà ở tại Hà Nội tăng.
Với phân khúc văn phòng, thị trường văn phòng TP Hồ Chí Minh được cải thiện kẻ từ quý III/2022 sau một thời gian ổn định trong thời kỳ đại dịch. Chỉ số văn phòng TP Hồ Chí Minh đạt 98 điểm, tăng 3 điểm theo quý và 5 điểm theo năm.
Công suất cho thuê văn phòng hạng B tại TP Hồ Chí Minh tăng 3 điểm phần trăm theo quý lên 92%, hạng A tăng 2 điểm phần trăm theo quý lên mức 97% và hạng C tăng 1 điểm phần trăm theo quý lên 94%. Sự gia tăng đã thúc đẩy nhiều cải thiện tích cực trong phân khúc này.Báo cáo SPPI (chỉ số giá dịch vụ) cho thấy, văn phòng khu vực ngoài trung tâm đang có tốc độ tăng trưởng về giá khá nhanh. Cụ thể, chỉ số của khu vực ngoài trung tâm đã tăng lên 111 điểm trong quý III vừa qua, tăng 4 điểm theo quý và 7 điểm theo năm. Tỷ lệ lấp đầy ở khu vực ngoài trung tâm cải thiện 2 điểm phần trăm theo quý và 4 điểm phần trăm theo năm lên mức 91% và giá thuê tăng 1% theo quý, 3% theo năm.
Chỉ số khu vực CBD (kinh doanh trung tâm) đạt 109 điểm, cải thiện 3 điểm theo quý và 7 điểm theo năm nhờ công suất thuê tăng 2 điểm và giá thuê tăng 1% so với quý trước. Nhóm văn phòng hạng A có mức tăng giá thuê cao nhất là 3% theo quý và 2% theo năm.
Trong khi đó, tại Hà Nội, chỉ số giá văn phòng đạt 72,9 điểm, tăng 2,4 điểm theo quý và 6 điểm theo năm, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Công suất thuê ở tất cả các phân khúc đều tăng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hậu COVID-19. Công suất cho thuê của hạng C có mức tăng lớn nhất 4 điểm % theo quý đạt 96%. Công suất của Hạng A đạt 84% và Hạng B đạt 89% sau khi cả hai hạng đều cải thiện 1 điểm % theo quý.
Chỉ số giá khu vực CBD thành phố Hà Nội tăng 1,9 điểm theo quý và 5,1 điểm theo năm lên 91 điểm nhờ giá thuê tăng 2% theo quý. Công suất thuê ổn định theo quý nhưng tăng 2,2 điểm phần trăm theo năm lên 92%. Công suất cho thuê đạt 89%, tăng 1,7 điểm phần trăm theo quý và giá thuê tăng 1,5% theo quý. Báo cáo SPPI nhấn mạnh điều này đã giúp chỉ số khu vực ngoài trung tâm tăng 2,8 điểm theo quý và 7,7 điểm theo năm lên 83,7 điểm.
Các chuyên gia đánh giá, môi trường kinh doanh tại Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong những năm tới.
Trái với kỳ vọng của giới đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, sau 1 năm kể từ khi đường đua Công thức 1 khởi...
Bất động sản trung cấp vẫn là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm trong giai đoạn dịch COVID-19....
Nếu như thị trường BĐS phía Tây liên tiếp ghi nhận các nguồn cung mới tiềm năng thì thị trường phía Đông lại khá...
Dưới góc nhìn phong thủy, cầu thang còn có một vai trò khác, đó là việc phân bố các nguồn năng lượng lên các không...
Quý 1/2019, bất động sản các quận, huyện ngoại thành Hà Nội có bước phát triển bùng nổ, vươn lên mạnh mẽ. Đất...