Trong mỗi gia đình người Việt không gia đình nào là không có bát hương. Hành động thắp hương dâng lễ thể hiện sự tưởng nhớ ông bà tổ tiên của những người con, cháu. Ngoài ra bát hương cũng là cầu nối để gia chủ thể hiện lòng thành tới các vị thần linh, mong cho gia đình được bình an, phát tài.
Muỗi dịp cuối năm, bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng lại không gian sống thì bàn thờ cũng là nơi luôn được gia chủ đặc biệt để ý. Tỉa chân hương là một trong những tục lệ mà mọi nhà hay làm khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm. Bát hương ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc, họa phúc trong nhà nên việc lau dọn, tỉa chân hương cũng cần được đặc biệt chú ý.
Các gia đình cần nắm rõ những lưu ý sau đây khi tỉa chân hương cuối năm để giữ sự tôn kính với thần linh và những người thân đã khuất.
1. Thời điểm tỉa chân hương
Không có quy định nào rõ ràng về thời điểm tỉa chân hương nên trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Tuy vậy theo quan niệm của nhiều người Việt Nam thì được tỉa chân hương nên diễn ra sau lễ cúng ông Công ông Táo.
2. Người thực hiện tỉa chân hương
Trước đây người ta quan niệm người tỉa chân hương phải là người đàn ông trụ cột hoặc người có vai vế cao nhất trong nhà, đó cũng là người đảm đương việc cúng lễ thường ngày.
Tuy nhiên quan niệm ngày nay thoáng hơn thì cho rằng trong gia đình ai cũng có thể là người tỉa chân hương, thường chọn người làm việc cẩn thận, khi tiến hành cần ăn mặc chỉn chu, nghiêm chỉnh, tắm rửa sạch sẽ.
3. Các bước tiến hành tỉa chân hương đúng tín ngưỡng của người xưa
Bước 1: Xin phép tổ tiên, thần linh
Người tỉa chân hương sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, sửa soạn trang phục gọn gàng sẽ thắp hương để xin phép tổ tiên, thần linh về việc dọn dẹp bàn thờ. Sau khi chờ hương cháy hết thì mới bắt đầu lau dọn.
Bước 2: Dọn dẹp bàn thờ
Dùng khăn sạch lau các đồ vật có trên bàn thờ như lọ hoa, đèn, chén nước, đình đồng, đĩa bày hoa quả… hoặc có thể hạ những đồ vật này xuống mang đi làm sạch.
Tuy nhiên riêng với bát hương và bài vị thì không được di chuyển vị trí. Hãy dùng khăn sạch thấm hỗn hợp rượu gừng hoặc nước ấm sạch để lau bát nhang và bài vị. Bạn tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước không sạch sẽ. Sau đó thì dùng một chiếc khăn sạch khô để lâu khô lại lần nữa.
Gia chủ lưu ý các đồ dùng để tỉa chân nhang phải là đồ mới và sạch hoặc có thể là vật dụng cũ nhưng là đồ dùng chuyên để lau dọn bàn thờ. Bạn không được sử dụng những vật dụng có mục đích khác để dọn dẹp bàn thờ.
Bước 3: Tỉa chân hương
Trải một tờ báo hoặc tấm vải xung quanh bát hương, một tay giữ bát hương để cố định vị trí, tay còn lại nhẹ nhàng rút tỉa từng chân hương, rồi để lên tờ báo tránh làm rơi vãi ra bàn thờ.
Bạn cần lưu ý là số chân hương còn lại trên bát hương phải là số lẻ và là những cây đẹp nhất. Quấn chỗ chân hương đã được tỉa ra lại để mang đi hóa.
Bước 4: Hóa chân hương
Phần chân hương đã tỉa ra, bạn hãy mang đốt và rắc tro xuống sông suối sạch sẽ không bị nhiễm bẩn. Tuyệt đối không được bỏ phần tro vào thùng rác hay vứt lung tung, dính vào những vật ô uế.
Bước 5: Thắp hương sau khi hoàn thành
Sau khi mọi việc hoàn tất, gia chủ cần phải thắp hương kính báo gia tiên và các vị thần linh về việc đã hoàn thành công việc dọn dẹp.
Hai vợ chồng đi làm với mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng, nhiều năm nay gia đình chị Hoàng Hà (quận Bắc Từ...
Các doanh nghiệp bất động sản mong muốn được miễn - giảm thuế, lãi vay, chính sách BHXH trong bối cảnh dịch bệnh...
Sau nới lỏng giãn cách xã hội, trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch bệnh, độ phủ tiêm vaccine tại các...
Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến diễn biến trái chiều khi giá đất nền hạ nhiệt tại nhiều nơi,...
Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam nhận xét, phân khúc bất động sản kho lạnh của Việt Nam đang phát triển...