1. Sàn nhà vệ sinh không được cao hơn các phòng khác
Sàn nhà vệ sinh nên thấp hơn hoặc bằng sàn các phòng khác trong nhà, đặc biệt là phòng khách. Nguyên nhân bởi vì nơi đây tràn đầy các năng lượng bị nhiễm bẩn và nếu sàn nhà vệ sinh cao hơn thì năng lượng xấu sẽ tràn ra khắp nhà. May mắn của bạn vì thế sẽ trôi đi mất.
2. Cửa vệ sinh không được hướng vào phòng khách
Phòng khách là nơi đón năng lượng tích cực như ánh sáng, hướng gió, không khí trong lành... nên không thể đối diện với cửa nhà vệ sinh.
Đây là cấm kỵ tuyệt đối đối với phong thủy nhà vệ sinh và phong thủy phòng khách. Việc hướng cửa nhà vệ sinh vào bàn ghế phòng khách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc làm ăn, vượng khí của ngôi nhà.
Về mặt mỹ quan thì khi cả gia đình ngồi chơi, thư giãn, uống trà, ăn bánh... lại đối diện với nhà vệ sinh sẽ có cảm giác không đẹp mắt, mất cảm giác thoải mái.
Về mặt khoa học, không khí nhà vệ sinh luôn ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn, uế khí..., nếu không khí này tràn ra phòng khách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trong nhà.
3. Không để giường sát nhà vệ sinh
Một trong những điểm quan trong nhất là không được kê giường sát khu vực nhà vệ sinh, đặc biệt là khi đầu giường áp bồn cầu. Nó sẽ gây ra bất hòa giữa các thành viên trong gia đình.
4. Nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía nam
Công trình phụ là nơi thủy khí rất nặng, nếu đặt nó ở hai phương vị thổ khí đang vượng là tây nam hoặc đông bắc thì sẽ sinh ra "Thổ khắc Thủy" nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Ngoài ra, nhà vệ sinh cũng không nên đặt ở phía nam vì hướng này có hỏa khí nặng, sẽ xung khắc với nhà vệ sinh thủy khí nặng.
5. Cửa nhà vệ sinh không được hướng vào bếp nấu, phòng ăn
Theo quan niệm dân gian, bếp nấu là nơi cai quản của vị thần bếp (ông Táo) nên không gian bếp dù xô bồ các thứ phục vụ nhà bếp như chén bát, chảo, nồi, gia vị... thì vẫn phải mang năng lượng "sạch".
Về mặt khoa học, cửa nhà vệ sinh hướng vào bếp nấu sẽ làm cho các vi khuẩn ẩm mốc, uế khí... từ nhà vệ sinh xâm nhập vào thức ăn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.
6. Không xây toilet dưới gầm cầu thang
Rất nhiều gia đình hay xây toilet phụ dưới gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên đây là ý tưởng tồi vì nó có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã giao của bạn.
*Bài viết mang tính chất tham khảo
Theo Lily (th) (Gia đình & Xã hội)
Những công viên nướng BBQ lớn ngoài trời trước đây chỉ có tại những địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng thì giờ...
Liên tục 2 tuần qua, ông Trương Thanh Hoàng, nhà ở TP Thủ Đức (TP HCM) đứng ngồi không yên vì hoạt động kinh doanh...
Màu xanh lá sẽ giúp không gian bếp trở nên mát mẻ, tạo cảm giác thư giãn và thúc đẩy tương sinh cho căn bếp....
Mọi người thường nghĩ trồng cây xanh to, tán rộng trước cửa sẽ tạo bóng mát, giúp không khí thoáng đãng hơn. Tuy...
Với những ưu thế vượt trội về vị trí tâm điểm, hệ sinh thái tiện ích vượt trội cho cộng đồng cư dân, dự...
Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật sau 7 năm thực thi bắt đầu...