Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) vừa có văn bản xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo đó, VNRea đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất, đề nghị bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể các doanh nghiệp bất động sản được giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất.
Thứ hai, đề nghị bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản.
Thứ ba, đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế của các sắc thuế nêu trên cho các doanh nghiệp là 1 năm thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch dự kiến kéo dài.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid -19 làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Covid-19 tạo ra những thách thức rất to lớn đối với ngành bất động sản, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Cụ thể, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng là khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản đều bị hủy bỏ. Khách hàng cũng không đến các sàn giao dịch bất động sản để tìm hiểu thông tin về dự án.
Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và Thị Trường Bất Động Sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Gần đây, nhiều mặt bằng thương mại đã bị khách thuê trả lại do nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không có khách hàng; các căn hộ dịch vụ cho khách cư trú ngắn hạn, khách nước ngoài thuê để ở cũng bị trả lại do vấn đề hạn chế đi lại nên không còn khách du lịch, khách đi công tác…
Khủng hoảng kinh tế tác động trực tiếp đến thu nhập của đại bộ phận nhân dân, do đó người dân có xu hướng chỉ tập trung chi tiêu cho nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống và tạm dừng việc mua bất động sản để ở hoặc để đầu tư.
Đồng thời, sự sụt giảm về mặt thu nhập khiến khách hàng đã hoặc có ý định sử dụng nguồn tiền vay ngân hàng để đầu tư vào bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quyết định đầu tư. Các doanh nghiệp bất động sản hầu như không có thêm khách hàng ký hợp đồng mới.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang phải chịu rất nhiều khoản chi phí cố định như chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay. Tính thanh khoản thấp làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị thiếu dòng tiền dẫn đến nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bất động sản cũng phải phát sinh nhiều chi phí để hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian; hoặc hỗ trợ khách vay mua nhà như hỗ trợ lãi suất hay phải triển khai các chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyển mại hấp dẫn để thu hút khách mua bất động sản.
Theo VTC
Luật Nhà ở năm 2014 sau 6 năm thực hiện đã định hình khung pháp lý giải quyết các tranh chấp trong quản lý,...
Không chỉ mua được căn hộ vừa túi tiền, những cư dân tương lai của khu đô thị “Thể thao năng động” VinCity...
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội yêu cầu công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với 23 dự án mà UBND thành...
Trồng ngay những loại cây dễ sống, lại mang đến tài lộc, sức khỏe và xua đuổi vận xui cho cả nhà dưới đây...
Thị trường bất động sản nhà ở kỳ vọng được phục hồi từ năm 2022 và có sự chuyển động gia tăng nhờ một...